Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Những điều cần biết về viêm gan siêu vi

Gọi là viêm gan siêu vi (VGSV) là khi gan của chúng ta bị những siêu vi từ ngoài tấn công vào, gây ra những tổn thương cho gan, nghĩa là gây bệnh cho gan. Bệnh VGSV có trên tất cả thế giới, nhưng có nhiều nhất ở các nước thuộc đông nam Châu Á, trong đó có nước ta. Đa số người bệnh là trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc, và cũng đã không ít người lớn chết về bệnh này, hoặc chết vì những hậu quả của bệnh này: như xơ gan, ung thư gan.
Nói một cách tổng quát, VGSV có thể sẩy ra trên con người dưới 3 thể bệnh chủ yếu: Viêm gan cấp, Viêm gan tối cấp và Viêm gan mạn.

Viêm gan cấp thường xảy ra khi siêu vi mới tấn công vào gan. Khi đó, người bệnh sẽ có một số triệu chứng đặc hiệu, chủ đề là :

1.- Sốt: là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt thường nhẹ, ít khi sốt cao. Do đó, có khi người bệnh chỉ thấy "hâm hâm nóng", như chỉ bị cảm nhẹ.
2.- Mệt mỏi: là triệu chứng rõ rệt hơn. Đa số người bệnh thường than là "hết sức mệt mỏi", và ngạc nhiên vì sao chỉ "cảm xoàng" mà mệt đến thế.
3.- vang da : sẽ xuất hiện sau vài ngày sốt, mệt như trên. Vàng da thấy ở tất cả mọi nơi trên cơ thể: chỗ nào da cũng vàng, mắt cũng vàng, nước tiểu cũng vàng. Thường khi vàng da xuất hiện, người bệnh sẽ hết sốt khi đã xuất hiện vàng da, thì bệnh viêm gan đã được xác định.
Ngoài 3 triệu chứng kể trên, 1 số người bệnh còn có thêm 1 số triệu chứng tiêu hóa: như chán ăn, no hơi (đầy bụng), buồn nôn , đau bụng vùng trên rốn v.v...

Các triệu chứng kể trên thường tiến triển nhanh chóng, nói chung chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần, do đó được gọi là viêm gan cấp. Sau đó, nếu không có biến chứng gì, thì vàng da nhạt dần, nước tiểu trong lại, người bệnh khỏe lại dần và có thể hết bệnh.

Viêm gan tối cấp ngược lại, có thể làm chết người ngay. Trong viêm gan tối cấp, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn và thường xảy ra sau khi người bệnh bắt đầu có vàng da. Tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh bị viêm gan cấp đã trên 1 tuần, bệnh tưởng chừng như sắp khỏi, mới đột nhiên xuất hiện các triệu chứng của viêm gan tối cấp, trong đó, nổi bật nhất là 2 triệu chứng hết sức nặng: hôn mê và xuất huyết.
Hôn mê: tiến triển rất nhanh. Thoạt đầu, người bệnh chỉ lừ đừ, vật vã, có khi 2 tay co giật nhẹ, rồi rất nhanh sau đó, người bệnh đi vào hôn mê hoàn toàn, không biết gì nữa. Người bệnh thở gấp, mạch nhanh và rất yếu, và có thể có các cơn làm kinh (co giật). Ngành y khoa gọi chứng hôn mê này là "hôn mê gan".
Xuất huyết: cũng xuất hiện nhanh chóng. Có thể thấy các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, do xuất huyết dưới da. Hoặc thấy người bệnh buon non, nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu v.v... Chích thuốc vào chổ nào cũng thấy chảy máu chỗ đó.

Viêm gan tối cấp là 1 thể viêm gan hết sức nặng, thường làm người bệnh chết nhanh chóng. Ngay ở các nước tiên tiến, với đầy đủ các phương tiện cấp cứu hiện đại, tỷ lệ tự vong trong thể bệnh này cũng chiếm tới trên 80%

Viêm gan mạn thường xảy ra sau khi người bệnh khỏi bệnh viêm gan cấp được 1 thời gian, có khi hàng tháng, có khi hàng năm sau đó. Trong viêm gan mạn, người bệnh không có các triệu chứng rõ rệt như trong viêm gan cấp hoặc viêm gan tối cấp, mà chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài.

Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh: thế tiềm ẩn (thể dai dẳng), và thể hoạt động (thể tấn công).

Người bệnh bị viêm gan mạn thể tiềm ẩn thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt: mệt mõi, ăn uống chậm tiêu, táo bón... và thường không để ý đến. Chỉ khi có dịp đi thăm bệnh, thầy thuốc cho xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh.

Còn trong viêm gan mạn thể hoạt động, thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, luôn luôn bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, luôn luôn bị no hơi, đầy bụng... và thỉnh thoảng lại có 1 đợt sốt tự nhiên, không có nguyên nhân gì cả. Các triệu chứng này có thể kéo dài, và ngày càng trầm trọng hơn, làm người bệnh suy sụp trông thấy. Khi đi khám bệnh, xét nghiệm, mới phát hiện ra là viêm gan mạn thể hoạt động. Thể viêm gan nàythường do siêu vi viêm gan B hoặc siêu vi viêm gan C gây nên, và có thể tiến triển tới xơ gan, hoặc ung thư gan, làm người bệnh chết dần chết mòn, vô phương cứu chữa.

Đến đây, chắc các bạn đã thấy rõ VGSV là bệnh nguy hiểm như thế nào. Vậy thì, những siêu vi nào có thể gây ra căn bệnh tai hại này ?

Các bạn thân mến, tới nay, ngành y học đã xác định được 5 loại siêu vi có thể gây ra căn bệnh viêm gan nói trên, và đặt tên chúng theo thứ tự:
1. Siêu vi viêm gan A (SV A) gây ra bệnh VGSV A
2. Siêu vi viêm gan B (SV B) gây ra bệnh VGSV B
3. Siêu vi viêm gan C (SV C) gây ra bệnh VGSV C
4. Siêu vi viêm gan D (SV D) chỉ gây ra viêm gan khi được liên kết với SV B
5. Siêu vi viêm gan E (SV E) gây ra bệnh VGSV E.

Ngoài ra, cũng còn 1 số siêu vi khác có thể gây ra viêm gan, nhưng ngành y học chưa xác minh được. Do đó, những trường hợp VGSV đã được xác định là không phải do 5 loại siêu vi trên, thì được gọi chung là VGSV X.

Sau đây, là 1 số đặc điểm chủ yếu của từng loại VGSV:
1. Viêm gan siêu vi A (VGSV A): là 1 bệnh rất phổ biến, vì SV A có ở tất cả các nơi trên thế giới, và lây truyền dễ dàng theo đường ăn uống. Do đó VGSV A đã có những lần trở thành dịch bệnh. Các triệu chứng của VGSV A như sốt, mệt, vàng da thường không trầm trọng, nhưng nhiều khi kèm theo tiêu chảy. VGSV A thường không gây xơ gan, ung thư gan, nhưng cũng có khi trở thành 1 bệnh nặng, kéo dài, do đó cũng không thể coi thường.
2. VGSV B: là căn bệnh được coi là nguy hại bậc nhất vì ngoài khả năng gây ra viêm gan thể tối cấp, SV B còn luôn luôn có thể gây ra viêm gan thể tối cấp và viêm gan mạn, hoặc làm chết người ngay, hoặc làm chết dần chết mòn vì xơ gan, ung thư gan. Một điều tai hại, là những người trông ngoài bình thường, nhưng lại mang đi trong máu mầm bệnh SV B, chỉ khi xét nghiệm mới phát hiện ra. Những người này, ngoài nguy cơ cho bản thân là có thể 1 ngày nào đó bệnh sẽ phát ra, còn có nguy cơ nữa là có thể truyền mầm bệnh đó cho người khác. Sự lây truyền siêu vi B chủ yếu theo 3 đường: đường truyền máu (tiêm thuốc, truyền dịch, xâu lổ tai...), đường tình dục, và đường mẹ truyền sang con khi sanh đẻ.
3. VGSV C: có nhiều đặc điểm giống VGSV B. Ngoài khả năng gây ra viêm gan cấp, SV C cũng có thể gây ra viêm gan tối cấp và viêm gan mạn. Người nhiễm SV C cũng có thể mang trong máu mầm bệnh lâu dài và cũng có nguy cơ lây truyền sang người khác. Tuy nhiên, sự lây truyền của SV C mới được xác định là qua 2 đường: đường máu và đường tình dục (đường mẹ truyền sang con chưa được xác minh)
4. VGSV D:chưa được xác định, vì SV D là 1 siêu vi "chưa hoàn chỉnh" riêng bản tah6n nó chưa gây được viêm gan. Nó chỉ gây bệnh khi liên kết được với SV B. Nhưng 2 SV này đã liên kết với nhau để gây bệnh ở gan, thì sự nguy hại sẽ rất lớn: Tỷ lệ bệnh nhân viêm gan tối cấp sẽ cao hơn, tỷ lệ bệnh nhân viêm gan mạn cũng cao hơn, và do đó tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, Đường lây truyền từ mẹ sang con chưa được xác minh.
5. VGSV E: có thể xảy ra dưới dạng viêm gan cấp và cả viêm gan tối cấp, do đó cũng có thể gây chết người. Sự lây truyền của SV E chủ yếu theo đường ăn uống, do đó cũng có thể gây thành dịch. Tuy nhiên, VGSV E không có khả năng trở thành mạn tính, không tiến triển tới xơ gan, ung thư gan.
Tóm lại, trong các bệnh VGSV, thì 2 loại VGSV B và VGSV C là nguy hại nhất, vì có khả năng gây ra bệnh viêm gan tối cấp và viêm gan mạn. Tuy nhiên, VGSV A cũng rất cần được quan tâm, vì cũng có thể trở thành 1 bệnh nặng, kéo dài. Còn đối với VGSV E, dĩ nhiên cũng không thể coi thường, vì cũng có thể trở thành viêm gan tối cấp, gây chết người ngay.
Các siêu vi gây viêm gan đột nhập vào cơ thể con người qua 4 con đường chủ yếu:
1. Đường ăn uống (thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh)
2. Đường máu (tiêm truyền, xâu lổ tai, chích lễ)
3. Đường tình dục (chủ yếu qua gái mại dâm)
4. Đường mẹ truyền sang con (khi sanh đẻ)

Như vậy, các bạn sẽ dễ dàng hình dung ra được các biện pháp phòng ngừa chủ yếu:
1. Giữ vệ sinh ăn uống
2. Đảm bảo an toàn chích thuốc, truyền dịch... Ngoài ra, rất thận trọng đảm bảo vô trùng hi phải làm những việc có gây chảy máu hoặc xây sát da: như xâu lổ tai, như chích lễ v.v...
3. Sống lành mạnh, trong sạch là việc cần giữ gìn luôn luôn, vì các SV B, SV C luônluôn có thể lây truyền qua đường tình dục.
4. Các bà mẹ đang có bầu, nếu có điều kiện, nên được xét nghiệm máu vào tháng thứ 7 của thai kỳ: nếu có mang mầm bệnh SV B, thì cần được thầy thuốc hướng dẫn phương pháp phòng ngừa để tránh truyền bệnh cho trẻ ngay từ khi mới sanh.

Một việc rất thực tế, rất nên thực hiện, là việc chích ngừa. Hiện nay, chúng ta đã có những thuốc chích ngừa rất tốt để ngừa viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được ưu tiên chích ngừa. Đó là điều mong được các bà mẹ lưu ý.
                                     vàng da | vang da | buồn nôn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét