Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Cảnh giác với vàng da sơ sinh


Bác sĩ sơ sinh khuyến cáo ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ, nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.

Một số trẻ sơ sinh có những triệu chứng vàng da nặng hơn so với ở những trẻ sơ sinh khác. Về cơ bản, vang da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng.Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là xảy ra trong 2 tuần đầu tiên. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).
Vàng da sinh lý

Xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt: Nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi ngoài từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 – 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm.Trẻ bị vang da sinh lý là do khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 – 6 triệu hồng cầu/ mm3). Khoảng 2 ngày sau sinh, khi trẻ đã có thể tự thở tốt được, lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt làm tăng chất bilirubin trong máu.Cảnh giác với vàng da sơ sinh - 1

Chất bilirubin này được chuyển về gan, chuyển hóa ở đó rồi được thải ra ngoài qua đường bài tiết, da trẻ sẽ hết vàng.Một yếu tố quan trọng để biết chắc chứng vàng da sinh lý là chứng mà chỉ xuất hiện vào 24 – 28 giờ sau khi sinh. Như vậy, nếu vừa sinh ra mà bé đã vàng da rồi thì phải báo ngay cho bác sĩ biết vì không phải là vàng da sinh lý nữa rồi!Mặt khác, dù vàng da bé vẫn bình thường không khó chịu, phân vẫn tốt và nước tiểu tuy vàng sậm một chút nhưng không có gì đặc biệt.Ngoài nguyên nhân hồng cầu bị vỡ, trẻ mới sinh bị vàng da còn có thể do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) vì chế độ ăn hàng ngày của người mẹ quá nhiều rau xanh, hoặc hoa quả có màu như cà rốt, đu đủ.
Làm gì khi trẻ bị vàng da bệnh lý?Theo bác sĩ Khánh Dung với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 – 8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7 – 10 ngày sau sinh.Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp; Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất; Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tùy theo từng trường hợp. Bác sĩ sơ sinh khuyến cáo ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ, nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.Các nguy cơ của hiện tượng vàng da bệnh lý
Nếu em bé sơ sinh của bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy cơ sau đây, hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để có thể theo dõi được mức độ bilirubin chặt chẽ:

-    Trẻ đã có anh chị em bị vàng da trước đó.
-    Trẻ tiểu tiện không ướt tã và làm tã bẩn.
-    Bị bầm tím khi sinh.
-    Đẻ non.
-    Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh).
-    Mẹ có nhóm máu O hoặc Rh.           
Xem thêm: nghiện rượunghien ruouvàng davang dabuon nonbuồn nônbenh san la gan 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét